CHỮ CHẠY
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN CỰU HỌC SINH NGUYỄN GIA THIỀU NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ AN LÀNH.
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Vào lúc 18h ngày 20/11/2011, tại nhà hàng Hoàng Lan, quận Tân Bình , cựu học sinh Nguyễn Gia Thiều , những người bạn cùng chung bao kỷ niệm xưa dưới mái trường này từ những năm 1970-1975, đã tổ chức buổi họp mặt truyền thống hàng năm. Đây là dịp để học trò vinh danh công lao dạy dỗ của quý thầy cô năm xưa đã chắp cánh cho bao ước mơ được bay xa.
Đến với buổi họp mặt có thầy Vũ Uyển, thầy Đinh văn Tông, thầy Đinh Chí Thiện, thầy Hoàng Trọng Hùng, cô Đặng thị Hồng, thầy Trương Đình Hiến, thầy Nguyễn văn Đẩu, thầy Nguyễn Minh Châu, thầy Nguyễn văn Bỉ và đặc biệt lần đầu tiên đến dự là thầy Nguyễn An Hảo, do một thời gian dài bệnh nặng, phải duõng bệnh , không đi được, nay tuy thầy vẫn còn mệt , nhưng đã đỡ hơn và bạn Trần Trọng Nghĩa đã đến nhà chở thầy đế dự. Các thầy cô và toàn thể các bạn đều vui mừng xúc động chào đón , hỏi thăm thầy rất chân tình. Ai nấy đều thầm cảm ơn bạn Trần Trọng Nghĩa đã mang lại niềm vui bất ngờ cho buổi họp mặt.
Về phía đại diện khối lớp 11 NGT có anh Bùi văn Tiến và anh Nguyễn Quốc Tuấn cũng đến tham dự trong ngày vui này.
Vẫn là người tiên phong, bạn Nguyễn thị Vượng đã xếp lại bao bận rộn việc riêng cùng với các bạn Trịnh thị Kim Huệ, Nguyễn thị Mai, Nguyễn thị Loan, Nguyễn thị Kim Lan, Đinh Khải Hoàn, Tô Quốc Pháp, Bùi Gia Hải, Nguyễn văn Tâm họp trù bị trước đây 1 tháng.
Buổi lễ diễn ra trong tình thân ái của hơn 40 cựu học sinh , bao nhiêu háo hức vỡ òa trong giây phút gặp mặt...
Sau lời khai mạc của bạn Nguyễn thị Vượng là huấn từ của thầy Nguyễn văn Đẩu, thầy rất vui mừng khi các bạn luôn gắn bó đoàn kết để tạo cho quý thầy có những giây phút ấm cúng hôm nay, thầy cũng cầu chúc sức khỏe đến quý thầy ở hải ngoại và mong học sinh NGT nơi hải ngoại cũng có điều kiện để có những giây phút vui vẻ bên nhau trong ý nghĩa Tôn Sư Trọng Đạo này.
Nhân dịp này, thầy Trịnh Tất Đại, thầy Trần Hữu Diễm và thầy Vũ Bạch Tuyến từ hải ngoại cũng gởi đến quý thầy và học trò cũ những lời chúc chân thành cho sự thành công của buổi lễ.
Sau đây là thư chúc của thầy Trịnh Tất Đại :
Chúc mừng ngày Họp Mặt Khối lớp 10 Nguyễn-Gia -Thiều vào
ngày 20-11-2011 được thành công rất mỹ mãn.
Xin chân thành gửi lời hỏi thăm và chúc sức khỏe đến các Thầy Cô và tất
cả các Em Học sinh Khối lớp 10. Nhờ trò
Vượng và trò Kim Huệ chuyển những hình ảnh tươi vui của buổi Họp Mặt lên Diễn
đàn NGT Hải ngoại. Thầy đang nóng lòng
chờ đợi những hình ảnh này đó.
Thân mến,
Thầy Đại
Thư chúc của thầy Trẩn Hữu Diễm
CHUC
MUNG NGAY HOP MAT KHOI LOP MUOI NGUYEN GIA THIEU QUOC NOI 20 THANG 11 NAM 2010
ĐUOC THANH CONG TOT DEP.
THAN CHUC QUY THAY CO VA CAC HOC SINH NGT QUOC NOI MOT NGAY HOP MAT THAT DONG VUI, DAM AM
. DAY TINH THUONG YEU VA HOAN HY.
Thư chúc mừng của thầy Vũ Bạch Tuyến
Chào Mừng Ngày Nhà Giáo
20-11-2011
Chúc mừng ngày Họp Mặt truyền thống
năm 2011 cựu học sinh khối lớp 10 trường Nguyễn Gia Thiều- Sài Gòn được thành
công tốt đẹp.
Thân chúc Quý Thầy Cô và các Em một
buổi họp mặt thật đông đủ, rộn rã tiếng cười, tràn ngập niềm vui và đầy ắp chân
tình.
Nhờ Kim Vượng và Kim Huệ chuyển lời
thăm hỏi sức khỏe cùng lời chúc an vui và hạnh phúc đến Quý Thầy Cô và Học sinh
cựu NGT tại quê nhà.
Đồng thời mong muốn những Hình Ảnh Thầy Trò
hội ngộ lần này được mau chóng đưa lên Diễn Đàn [NGT_HaiNgoai] để các Cựu NGT ở
khắp nơi cũng được chung vui nhé !
Thân mến,
Vũ Bạch Tuyến
Bạn Vượng đọc thư của Vũ Mạnh Hùng, bạn Mai đọc thư của Đường Anh Đông, bạn Lễ đọc thư của Đinh Thế Hùng, 3 bạn ở hải ngoại đã gởi lời tri ân đến quý thầy cô và chúc mừng các bạn
Thư của Đinh Thế Hùng gởi quý Thầy Cô nhân ngày 20.11.2011
Kính thưa quý thầy cô Bạn Vượng đọc thư của Vũ Mạnh Hùng, bạn Mai đọc thư của Đường Anh Đông, bạn Lễ đọc thư của Đinh Thế Hùng, 3 bạn ở hải ngoại đã gởi lời tri ân đến quý thầy cô và chúc mừng các bạn
Thư của Đinh Thế Hùng gởi quý Thầy Cô nhân ngày 20.11.2011
Vũ Mạnh Hùng và Đinh Thế Hùng 2011
Nhìn ngày Tri Ân Thầy Cô giáo VN, mà em cảm thấy
"thèm thuồng". Em đi dạy bên đây cũng lâu rồi, nhưng bên đây học trò
coi thầy cô không ra gì hết. Học trò hỗn láo với em hàng ngày, và điều này làm
em cũng rất stress.
Một thầy người Mỹ dạy cùng trường em có nhận được email từ một du học sinh ViệtNam , trong email gửi lời chúc mừng
thầy nhân ngày nhà giáo. Thầy đó mừng lắm, forward khoe cho mọi người . Đối với
thầy đó thì đây là một chuyện rất lạ, tại vì bên Mỹ không có ngày nhà giáo. Bên
Mỹ có ngày cha, ngày mẹ, ngày thư ký, vân vân... Nhưng không ngày nhà giáo! Thế
mới biết ở bên đây học trò và bậc phụ huynh "kính trọng" thầy cô đến
thế nào. Những du học sinh VN học được những truyền thống rất hay này ở đâu?
Chính là ở những quý thầy cô mà hôm nay các học trò xa gần được dịp chúc mừng.
Cho em gửi đến các qúy thầy cô lời chúc mừng từ một cậu học trò mà cách đây hơn 40 năm các thầy cô đã có công dạy dỗ. "Không thầy đố mày làm nên" quả thật không sai. Đặc biệt chúc thầy Hảo, thầy Tông luôn khỏe mạnh, sống lâu.
Một thầy người Mỹ dạy cùng trường em có nhận được email từ một du học sinh Việt
Cho em gửi đến các qúy thầy cô lời chúc mừng từ một cậu học trò mà cách đây hơn 40 năm các thầy cô đã có công dạy dỗ. "Không thầy đố mày làm nên" quả thật không sai. Đặc biệt chúc thầy Hảo, thầy Tông luôn khỏe mạnh, sống lâu.
Các bạn thân mến,
Cho tôi gửi lời chào tất cả các bạn bè ngày xưa đã đã có công nghịch ngợm với tôi. Đặc biệt là Duy Hoàng, Khải Hoàn, Châu, Lượng, Vượng và Nguyệt.
Chúc các bạn sức khỏe và hưởng một ngày Nhà giáo VN vui vẻ.Cho tôi gửi lời chào tất cả các bạn bè ngày xưa đã đã có công nghịch ngợm với tôi. Đặc biệt là Duy Hoàng, Khải Hoàn, Châu, Lượng, Vượng và Nguyệt.
Và đây là lời chúc của bạn Vũ Mạnh Hùng từ California
Buổi lễ đã kết thúc trong vui vẻ, thân ái và đoàn kết. Niềm hạnh phúc theo chân quý thầy để hẹn đến năm sau . . .
Để xem đủ hình ảnh xin bấm vào link sau đây https://picasaweb.google.com/kimhue59/20112011?authkey=Gv1sRgCNWx3P_DsveAaA
Để xem đủ hình ảnh xin bấm vào link sau đây https://picasaweb.google.com/kimhue59/20112011?authkey=Gv1sRgCNWx3P_DsveAaA
PTMN tường thuật.
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
NGÀY XƯA THÂN ÁI . . .
Thật hồn nhiên... Ơi ! những tà áo trắng,
Đứng bên cô, mà lòng rộn ràng vui,
Giờ muôn nẻo, mỗi người xuôi mỗi bến,
Ngoảnh lại nhìn ... kỷ niệm quá yêu thương !
MN - Cảm tác
Tiết mục múa HẠ TRẮNG, nhạc Trịnh Công Sơn, lớp 9/3 niên khóa 1973-1974 đã biểu diễn trong buổi lễ bế giảng, chụp với cô Cẩm Nhụy .
Từ trái qua : Phạm thị Minh Nguyệt, Nguyễn thị Kim Bích, Trần thị Anh Tuấn, cô Cẩm Nhụy, Nguyễn thị Vượng, Khúc Thanh Bình, Nguyễn thị Kim Anh. Còn một bạn rất dễ thương , đứng sau lưng Kim Anh , đang xem văn nghệ , ai thế hả Huệ ???
( Hình được chụp lại năm 2007. PTMN )
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011
Nguyễn Gia Thiều xưa và nay: TIỂU SỬ TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIÊU
Nguyễn Gia Thiều xưa và nay: TIỂU SỬ TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIÊU:
Trường Trung học Nguyễn-Gia-Thiều tọa lạc tại đường Nguyễn-văn-Thoại thuộc quận Tân-Bình, tỉnh Gia-Định. Trường được xây dựng trong khuôn viên Nhà Giây Thép Gió gần Ngã tư Bảy Hiền. Khác với đa số các trường khác thường được xây dựng bởi Bộ Giáo-Dục Việt-Nam, riêng trường Trung học NGT được xây cất nhờ sự giúp đỡ của Công binh Hoa-kỳ và tiến trình xây cất do một Uỷ ban thuộc Giáo xứ Nghĩa-Hòa đảm nhiệm. Trường lúc đầu kết hợp với trường Tiểu học tọa lạc ở gần đó với tên gọi chung là trường Trung Tiểu học Nghĩa-Hòa do ông Nguyễn-ngọc-Tích làm Hiệu trưởng, còn tôi mới được đổi về với chức vụ Phụ tá Hiệu trưởng Đặc trách Trung học. Trường bắt đầu được thi tuyển lớp 6 (đệ Thất) vào niên khóa 1969-1970. Nhưng khi thi tuyển xong vào tháng 9 năm 1969 thì trường chưa xây cất xong và lớp học cũng chưa trang bị đầy đủ bàn ghế nên phải học nhờ ở trường Tư thục Tuấn-Đức (ở gần đó) chừng 3 tháng, sau đó chuyển về trường chính.
Sang niên khóa 1970-1971, Ty Học Chánh Gia-Định có gửi Thông tư cho tất cả các trường Trung Tiểu học trong tỉnh Gia-Định yêu cầu tách riêng phần Trung học ra khỏi Tiểu học và đặt một tên mới cho trường (phần Trung học) có tính cách đại chúng thay vì địa phương.
Khi trường được tách ra, với cương vị là Hiệu trưởng phần Trung học, tôi có nhiệm vụ đề nghị một tên mới cho trường. Lúc đó tôi nghĩ rằng phải chọn tên của một Danh nhân về Văn học (thay vì Chính trị) để tên trường có thể tồn tại mãi mãi với thời gian dù sau này nếu có thay đổi Thể chế về Chính trị.
Lúc bấy giờ có bốn Thi phẩm lớn được đưa vào chương trình Văn chương Việt-Nam thuộc bậc Trung học:
_Thi phẩm thứ nhất là Truyện Kiều (hay Đoạn Trường Tân Thanh) mà tác giả là Nguyễn-Du.
_Thi phẩm thứ hai là Chinh Phụ Ngâm diễn Nôm do Nữ sĩ Đoàn-thị-Điểm biên soạn.
_Thi phẩm thứ ba là Lục Vân Tiên sáng tác bởi Nguyễn-đình-Chiểu.
_Thi phẩm thứ tư là Cung Oán Ngâm Khúc mà tác giả là Nguyễn-Gia-Thiều.
Thời đó miền Nam Việt-Nam thuộc Chính thể Việt-Nam Cộng-Hòa, đã có các trường Trung học Nguyễn-Du, Đoàn-thị-Điểm và Nguyễn-đình-Chiểu; do đó tôi đã đề nghị tên trường mới là Trung học Nguyễn-Gia-Thiều lên Ty Học Chánh Gia-Định và được Bộ Giáo Dục chấp thuận.
Vào niên khóa 1973-1974, trường Trung học NGT có mở thêm Hệ thống lớp đêm. Căn cứ vào báo cáo niên học 1974-1975 thì Tổng số Học sinh trường Trung học NGT gồm Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp, kể cả Học sinh lớp ngày và lớp đêm vào khoảng hơn 2,500 Học sinh và Tổng số Nhân viên nhà trường gồm Giáo sư, Giám thị và Nhân viên Hành chánh chừng 70 người..
Trường Trung học Nguyễn-Gia-Thiều tọa lạc tại đường Nguyễn-văn-Thoại thuộc quận Tân-Bình, tỉnh Gia-Định. Trường được xây dựng trong khuôn viên Nhà Giây Thép Gió gần Ngã tư Bảy Hiền. Khác với đa số các trường khác thường được xây dựng bởi Bộ Giáo-Dục Việt-Nam, riêng trường Trung học NGT được xây cất nhờ sự giúp đỡ của Công binh Hoa-kỳ và tiến trình xây cất do một Uỷ ban thuộc Giáo xứ Nghĩa-Hòa đảm nhiệm. Trường lúc đầu kết hợp với trường Tiểu học tọa lạc ở gần đó với tên gọi chung là trường Trung Tiểu học Nghĩa-Hòa do ông Nguyễn-ngọc-Tích làm Hiệu trưởng, còn tôi mới được đổi về với chức vụ Phụ tá Hiệu trưởng Đặc trách Trung học. Trường bắt đầu được thi tuyển lớp 6 (đệ Thất) vào niên khóa 1969-1970. Nhưng khi thi tuyển xong vào tháng 9 năm 1969 thì trường chưa xây cất xong và lớp học cũng chưa trang bị đầy đủ bàn ghế nên phải học nhờ ở trường Tư thục Tuấn-Đức (ở gần đó) chừng 3 tháng, sau đó chuyển về trường chính.
Sang niên khóa 1970-1971, Ty Học Chánh Gia-Định có gửi Thông tư cho tất cả các trường Trung Tiểu học trong tỉnh Gia-Định yêu cầu tách riêng phần Trung học ra khỏi Tiểu học và đặt một tên mới cho trường (phần Trung học) có tính cách đại chúng thay vì địa phương.
Khi trường được tách ra, với cương vị là Hiệu trưởng phần Trung học, tôi có nhiệm vụ đề nghị một tên mới cho trường. Lúc đó tôi nghĩ rằng phải chọn tên của một Danh nhân về Văn học (thay vì Chính trị) để tên trường có thể tồn tại mãi mãi với thời gian dù sau này nếu có thay đổi Thể chế về Chính trị.
Lúc bấy giờ có bốn Thi phẩm lớn được đưa vào chương trình Văn chương Việt-Nam thuộc bậc Trung học:
_Thi phẩm thứ nhất là Truyện Kiều (hay Đoạn Trường Tân Thanh) mà tác giả là Nguyễn-Du.
_Thi phẩm thứ hai là Chinh Phụ Ngâm diễn Nôm do Nữ sĩ Đoàn-thị-Điểm biên soạn.
_Thi phẩm thứ ba là Lục Vân Tiên sáng tác bởi Nguyễn-đình-Chiểu.
_Thi phẩm thứ tư là Cung Oán Ngâm Khúc mà tác giả là Nguyễn-Gia-Thiều.
Thời đó miền Nam Việt-Nam thuộc Chính thể Việt-Nam Cộng-Hòa, đã có các trường Trung học Nguyễn-Du, Đoàn-thị-Điểm và Nguyễn-đình-Chiểu; do đó tôi đã đề nghị tên trường mới là Trung học Nguyễn-Gia-Thiều lên Ty Học Chánh Gia-Định và được Bộ Giáo Dục chấp thuận.
Vào niên khóa 1973-1974, trường Trung học NGT có mở thêm Hệ thống lớp đêm. Căn cứ vào báo cáo niên học 1974-1975 thì Tổng số Học sinh trường Trung học NGT gồm Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp, kể cả Học sinh lớp ngày và lớp đêm vào khoảng hơn 2,500 Học sinh và Tổng số Nhân viên nhà trường gồm Giáo sư, Giám thị và Nhân viên Hành chánh chừng 70 người..
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)